Các điệu múa Việt: Múa Dân gian và múa Cung đình

10
04
'19

Điệu múa miền Bắc tôn vinh người phụ nữ Việt Nam, qua sắc đẹp và sự duyên dáng, đề cao những dức tính cao đẹp cuả người phụ nữ. Các công việc hàng ngày cuả người đàn bà như may vá, dệt vài, hay đồng áng…được diễn tả trong vẻ duyên dáng và đầy phụ nữ tính.

I - Múa  Dân Gian
  A- Điệu múa cổ truyền miền Bắc
Điệu múa miền Bắc tôn vinh người phụ nữ Việt Nam, qua sắc đẹp và sự duyên dáng, đề cao những dức tính cao đẹp cuả người phụ nữ. Các công việc hàng ngày cuả người đàn bà như may vá, dệt vài, hay đồng áng…được diễn tả trong vẻ duyên dáng và đầy phụ nữ tính.
Các vũ công mặc áo tứ thân, được gọi là tứ thân vì có hai vạt trước và hai vạt sau. Bộ áo này mầu xậm để đi làm việc, và có mầu sắc rực rỡ dành cho các lễ hội. Họ còn đội nón quai thao, là loại nón không có chóp, đặc biệt cuả miền bắc.
1/ Múa Bài Bông
…Múa bài bông là một điệu múa cổ Việt Nam. Múa này trong dân gian còn có một tên gọi khác là Bắt Bài Bông. Múa Bài Bông là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật Ca trù, và được xem là đỉnh cao của nghệ thuật múa Ca trù. Trong nghệ thuật Ca trù - sự phối hợp tuyệt vời giữa lời ca và giọng hát hoà cùng các nhạc khí:phách, đàn đáy, trống chầu.
Điệu múa này ra đời từ thời nhà Trần. Ông Trần Quang Khải đã dựng nên điệu múa này để ca múa trong ngày lễ thái bình diên yến của vua Trần Nhân Tông. Sách Việt Nam Ca trù biên khảo có ghi chép rằng  điệu múa Bài Bông là do Ông Trần Quang Khải dựng ra để ca múa trong ngày lễ Thái Bình diên yến do vua Trần Nhân Tông tổ chức sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông Cổ  lần thứ 3.
Tuy nhiên, ý kiến khác lại cho rằng Múa bài bông do Chiêu Vương Trần Nhật Duật dựng nên. Trong sách Tuyển tập thơ Ca trù, xuất bản năm 1987, nhà thơ Ngô Linh Ngọc viết rằng: Múa Bài Bông do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật dựng nên. Lai lịch tác giả của điệu múa Bài Bông có thể chưa chắc chắn nhưng có nhiều dấu vết có thể coi đó là một điệu múa của thời nhà Trần: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2, nhà Trần có bắt được con hát Tuồng tên là Lý Nguyên Cát trong đám loạn quân của Toa Đô, sau đó Lý Nguyên Cát tự nguyện xin ở lại và dạy hát Tuồng, trong đó có vở Vương mẫu hiến đào được các con em vương hầu lúc bấy giờ tranh nhau học.
Điệu múa Bài Bông còn lại cho đến ngày nay thì về phần giai điệu ảnh hưởng khá nhiều chất nhạc của Tuồng, mang ý chúc thọ với các động tác thể hiện hình ảnh hiến đào, dâng tửu rất sang trọng và động tác thể hiển các cảnh tao nhã: hiến đào, dâng rượu. Điệu múa hội ngộ giữa tinh thần Việt Nam gắn liền với văn hóa Phật giáo, hòa nhập với sự phát triển của thiền phái Trúc Lâm.
Điệu múa này thường được sử dụng trong các dịp đại lễ của chốn giáo phường, trong không gian uy nghi ở nơi cửa đình. Điệu múa thường được sử dụng hai lần một năm vào ngày giỗ tổ Ca trù (vào  tháng 3 và tháng 11 âm lịch). Điệu múa này cũng được sử dụng nơi cửa quyền tức là hát tại các dinh quan, tại các đám khao vọng chúc thọ lớn. Những nghệ nhân Ca trù vẫn coi điệu múa Bài Bông như một điệu múa dùng để múa chầu, múa ngự, và được coi là báu vật vì chỉ giáo phường lớn và dinh quan, chỉ khi  hát thờ ở đình, hay hát cho vua mới có.
 Thông thường chỉ có giáo phường nào lớn mạnh hay  chỉ khi đi hát thờ ở mỗi dịp tế lễ ở đình, ở dinh quan, hay vào kinh hát chầu vua  thì mới có được một đội múa Bài Bông, vì chi phí để thành lập một đội như vậy rất tốn kém.  Sách Việt Nam Ca trù biên khảo, do 2 tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề biên soạn, xuất bản năm 1962  khẳng định rằng: “Múa Bài Bông là nhã nhạc của đế vương thịnh điển nhất trong nhạc giới”.
Đội múa trong điệu múa Bài Bông có ít nhất là 4 người. Tuỳ  theo mức độ quan trọng của không gian diễn xướng, mà tăng số lượng người lên gấp đôi: hoặc 8 hoặc 16. Vào những dịp đại lễ thì đội múa  phải  có 32 người múa.
Về trang phục các cô khi múa thì mặc áo mã tiền thêu kim tuyến, chân áo đính chân chỉ hạt bột, trên mũ gắn một quả bông, hai vai bên vai đeo đèn hình hoa sen, tay cầm quạt tầu, lúc thì xếp quạt, lúa xòe quạt linh hoạt và trông rất vui mắt. Các cô  vừa múa vừa hát, động tác múa ứng hợp với lời hát đã được cách điệu đi nhiều, động tác múa lạ không giống với bất cứ lối múa của các nghành nghệ thuật nào. Đi kèm với đội múa là một đội nhạc: có Quản giáp cầm trống cái giữ nhịp, một người đánh đàn đáy, một đàn nguyệt bốn dây (vẫn gọi là đàn tứ đoản); một đàn tam; một trống mảnh, chiêng và trống cơm,  nhạc   tấu khoan thai, vui tươi gợi nên cảnh thái bình.
Múa Bài Bông gồm 9 màn nhưng trên thực tế chỉ diễn 6 màn theo thứ tự: Một bài hát Kéo ra (Tựa như màn giáo đầu). Bài hát Xuân ca ngợi cảnh sắc tươi vui đất nước vào mùa Xuân, cũng thế  các bài Hạ - Thu - Đông  diễn xướng  linh hoạt tùy theo tiết mùa - Sau bài hát Xuân đến bài hát Khách - Tiếp tục là bài Thời Hồ (Tức là Đào viên kết nghĩa)  bài hát Khách và kết thúc là bài Kéo vào. Múa đủ 6 màn hết gần một tiếng. Từ trước đến nay hiếm có một điệu múa nào kéo dài như thế.
Trong chốn giáo phường người ta vẫn coi điệu Bài Bông là một điệu múa chúc thọ, nhưng trên thực tế khi tìm hiểu và phân tích ý nghĩa thông qua sự sắp xếp các màn múa, mức độ quan trọng, và những dấu hiệu đặc biệt ở bài Thời Hồ thì thấy  đây không phải đơn thuần là một bài múa mang tính chất chúc thọ mà chính là điệu múa xưng tụng cảnh đất nước thanh bình cũng như ý nghĩa thành công của  3 lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược tạo nên hào khícủa vương triều nhà Trần.
Đó cũng là những thông tin duy nhất còn sót lại về sự ra đời của múa Bài Bông. Tư liệu còn để lại cho thấy vào dịp Tứ tuần đại khánh (Mừng thọ 40 tuổi) của vua Khải Định (năm 1924) thì đoàn ca công ở Thanh Hóa đã đưa điệu múa này vào trong Huế để biểu diễn chúc thọ vua.Tiếp đó là hai tấm ảnh về một đội múa Bài Bông của bác sĩ Charles-Edouard Hocquard, một vị bác sĩ quân y đã theo đoàn viễn chinh Pháp sang Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Năm 1980, có thu được một phần nhạc của điệu múa Bài Bông do nghệ sĩ Kim Đức dựng lại. Vào năm 2007, sau 6 tháng vừa luyện tập, vừa may trang phục, điệu múa này đã chính thức ra mắt tại chùa Trình (Yên Tử) Quảng Ninh ngày 9/12/2007
Múa bài bông tuy đơn giản về động tác, nhưng đòi hỏi người múa phải thuộc lời hát để khớp đúng động tác với từng câu hát, rất khác so với múa thông thường khi vũ công chỉ cần nghe nhạc là có thể múa được. Lời bài hát xưa được viết bằng chữ Hán, rất khó học thuộc.
2/ Múa trống Bồng  hay múa “con đĩ đánh bồng”
Đây là điệu múa được làng Triêu Khúc huyện Thanh Trì, Hà Nội duy trì và phát huy rất tốt, đội múa trống Bồng năm nay gồm hai đôi đều là nam giới cải trang thành nữ chít khăn mỏ quả, mặc áo váy, phấn son đeo trống bồng biểu diễn trong tiếng nhạc, chuông trống. Từ xa xưa, múa  trống bồng hay còn gọi là múa “con đĩ đánh bồng” nam đóng giả nữ để múa. Hai vũ công mỗi người đeo 1 chiếc trống bồng trước bụng. Điệu múa trống bồng vui nhộn, nhí nhảnh và hấp dẫn, thường được múa trong những ngày hội làng, hội đình, mang ý nghĩa chúc tụng nhà vua. Những điệu múa trống bồng không mang màu sắc mê tín mà mang tính "thiêng".Sở dĩ gọi là “cặp đĩ” vì người múa trống bồng phải là trai chưa vợ, có khuôn mặt khôi ngô, trắng trẻo, mặc váy áo và tô môi đỏ đóng giả nữ, đặc biệt phải có tài nhảy múa, lúc biểu diễn phải toát lên vẻ... lẳng lơ. Khăn mỏ quạ chít đầu phải mượn của mẹ, chị hoặc em gái.
Cứ mỗi lần trong đình dâng lễ vật, dâng rượu là bên ngoài, trống chiêng khua lên inh ỏi, từng đôi nam đóng giả nữ sắm vai con đĩ đánh bồng với phấn son, váy áo rực rỡ, đeo trống qua cổ thể hiện tài nghệ trước hàng ngàn khán giả...
Nhạc cụ sử dụng cho điệu múa là thanh la, trống và chiêng. Khi múa, 2 đôi múa phải thể hiện phong thái vừa phóng khoáng, vừa dứt khoát, mạnh mẽ, mềm mại; khoa rộng tay, nhấc chân cao, bước rộng, dáng hơi khệnh khạng, đảo người linh hoạt.
3/ Múa sinh tiền
Múa sinh tiền cũng được dân gian mến chuộng như múa trống bồng trong những  đám rước trước Phương Đình. Cứ mỗi lần trong Đại Đình, lễ vật được dâng lên là bên ngoài múa trống bồng và múa Sanh Tiền lần lượt được múa.
Múa Sinh tiền  gồm có 3 thanh gỗ cứng. Hai thanh dài khoảng 28cm, ngang khoảng 3cm dày khoảng 8mm, còn thanh thứ ba ngắn hơn, dài khoảng 20cm.Thanh thứ nhất trên đầu có 2 cây đinh nhỏ, mỗi đinh xuyên qua lỗ 3 đồng tiền, đầu đinh có núm để giữ các đồng chinh không rớt ra khi đánh. Thanh thứ hai giống như thanh thứ nhất nhưng chỉ có 1 cây đinh gắn các đồng tiền. Cả hai thanh này có phần cuối cùng bằng gỗ, không răng cưa, dùng để làm tay cầm. Thanh thứ ba không có cọc tiền và răng cưa trên mặt, nhưng lại có hàng răng cưa ở hai cạnh hông. Thanh này gọi là “con dao. Khi rập và mở 2 thanh này âm thanh phách và đồng tiền sẽ phát ra. Tay phải uyển chuyển như múa, cầm con dao quẹt cạnh răng cưa vào 2 bên cạnh của hai thanh kia
4/ Điệu múa “Đêm trăng bên cối gạo mới”
Điệu múa này được diễn ra  trong  các buổi lễ hội linh tinh tình phộc ở trung du Bắc Việt nhất là ở tỉnh Phú Thọ. Người con trai  biểu tượng cái chầy, người con gái biểu tượng cái cối giã gạo. Điệu múa  nhắc lại thời tiền sữ  vùng sông Hồng đất thấp hay lụt lội phong ba bão táp dân Việt thiếu người đắp đê, khai thông dẫn thuỷ,  nên mùa màng không đủ nuôi sống con người. Trên đất  thì rừng rú nhiều, các thú dữ  thường tung hoành, nguy hiểm cho mạng sống con người. Chính vì vậy tổ tiên thường tổ chức  lễ hội múa, để kích động nam nữ tảo hôn, và sinh con cái cho thật nhiều, để mong có đủ người bảo tồn sự sống  của nòi giống Việt. Điệu múa này ngày nay vẫn còn thịnh hành
B- Điệu múa miền Trung
    Năm điệu múa Trò Xuân Phả  có tên "Ngũ quốc lân bang đồ
Làng Xuân Phả, xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, cứ vào ngày 10/2 âm lịch hằng năm, tại đình làng thờ Thần Thành hoàng,  trình diễn Lễ hội trò Xuân Phả  5 điệu múa  cổ đặc sắc độc đáo. Trò Xuân Phả là một di sản văn hoá, phi vật thể đặc sắc nhất còn lưu giữ được tương đối nguyên vẹn ở Thanh Hóa sau hàng trăm năm qua cho đến ngày nay.
Các điệu múa trong trò Xuân Phả là một vở diễn năm trò của người Việt cổ. Truyền thuyết kể rằng, vào thời Vua Lê, đất nước có giặc ngoại xâm, nhà Vua cho sứ giả đi khắp nơi cầu bách linh, bách tính và hiền tài cùng nhau đứng lên đánh giặc cứu nước. Khi quan quân đi đến bờ sông Chu, gần làng Xuân Phả thì gặp giông tố phải trú lại. Đến đêm, thần Thành hoàng làng Xuân Phả báo mộng về cách đánh giặc, nhà Vua làm theo quả nhiên thắng trận.  Đất nước trở lại thanh bình, nhà Vua mở hội mừng công. Trong ngày hội, các nước lân bang đã đến dự hội, vừa tỏ lòng khâm phục Vua nước Đại Việt, vừa tỏ mối giao bang hòa hảo.  Đặc biệt, các nước chư hầu, các bộ tộc đã mang đến hội nhiều điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Người dẫn đầu đoàn trò vào múa hát có mang theo một biển gỗ sơn son thiếp vàng giới thiệu về quốc gia, dân tộc mình như "Chiêm Thành đồ tiến cống," "Ai Lao đồ tiến cống" hoặc "Hoa Lang đồ tiến cống"... Để tỏ lòng biết ơn Thành hoàng làng Xuân Phả, Nhà Vua đã ban thưởng những điệu múa hay nhất, đẹp nhất cho dân làng. Đó chính là các điệu Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Lục Hồng Nhung(còn gọi là Tú Huần)
Trò Xuân Phả được trình diễn trước sân đình làng, vào dịp lễ các vị thần linh làng, sân khấu không cần trang trí cầu kỳ, thậm chí trên một bãi cỏ rộng cũng có thể diễn được.
 Nhạc cụ là một cái trống, vài đốc thanh tre….Điều quyết định giá trị của hội trò là đội múa trò, gồm khoảng 20 thành viên, thường là các lão nông và trai đinh. Họ phải luyện tập thành thạo các vai diễn và vai quan trọng nhất của 5 “nước trò” là vai chúa. Vai chúa do các cô gái trẻ và đẹp trong làng đóng. Các công việc này phải chuẩn bị xong trước đó dăm ngày.
Đặc biệt  trong ba trò Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần, các nhân vật tham gia các điệu múa trong trò diễn phải đeo mặt nạ.Các trò diễn hầu như đều do nam giới đảm nhiệm.   Chỉ  có hai điệu Hoa Lang và Ngô Quốc có nữ tham gia ở các vai tiên, phỗng. Bài Hoa Lang chỉ hát khi chúa và quân múa xong, dạo trống bắt đầu  xắp mái chèo để chèo đò... Các nhân vật tham gia trò diễn ăn mặc sặc sỡ, với màu chủ đạo là màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Về năm điệu múa trong trò Xuân Phả gồm:
1 - Trò múa Hoa Lang: Có 2 người đội lốt kỳ lân ra múa. Tiếp đó, có ông chúa múa siêu đao và 2 quân múa đấu ngựa. Theo sau là đoàn quân 10 người múa quạt. Đoạn kết múa chèo thuyền thay lời tạm biệt kẻ ở, người đi. Phục trang cho phần múa này là áo dài tứ thân màu xanh nước biển, quần trắng mũ da bò cong 2 đầu.
2- Trò múa Chiêm Thành: Gồm có 14 người (1 chúa, 1 nàng, 2 phỗng, 10 quân). Phục trang có 11 áo đỏ vải mền dài hơn 1 m viền mép, ngực áo chúa có hình hổ phù, 2 bộ xiêm của phỗng bằng vải cứng, 3 màu, màu đen khoác ở cổ và buộc ở bụng, áo vải trắng lót ở trong, 11 khăn buộc ngang lưng rộng 0,4m, dài gấp đôi, khi buộc gấp chéo và buộc đầu đỏ, cạnh dài 0,6m có 2 sừng hình quả chuối dính vào đỉnh, 11 mặt nạ gỗ sơn đỏ, có mắt lông công, phía trong mặt nạ có que để ngậm vào miệng khi đeo, 13 đôi bít tất trắng hoặc đỏ. Trò diễn không có bài hát. Phỗng có 2 điệu múa dâng hương, sau đó đội hình múa dàn ra và diễn theo nhịp trống. Chúa và quân trình diễn các động tác đến 3 lần theo quy định. Phần kết múa tung hoa.
3 - Trò múa Lục Hồng Nhung: Mở đầu có một cụ già chống gậy, theo sau là đoàn gõ sênh. Tất cả tựa như đàn con vây quanh người mẹ. Phục trang múa gồm áo dài xanh đen, lưng thắt khăn nâu, đầu đội tóc trắng.
4 - Trò múa Ai Lao: Một người đội lốt hổ chạy mở đầu. Hai người đội lốt voi ra múa ngẫu hứng, mở đường. Chúa Lào (đội mũ cánh chuồn, áo thụng xanh chàm) xuất hiện, hai bên có lính bảo vệ. Cả đoàn đi trong tiếng sênh tre được gõ nhịp liên hồi, biểu hiện sức mạnh các chàng trai đi săn.
5 - Trò múa Ngô Quốc: Mở đầu có người bán thuốc, người bán kẹo và thầy địa lý múa một đoạn ngẫu hứng rồi nhường chỗ  cho hai nàng tiên và đoàn quân đi ra. Đoàn này múa quạt và khăn, tiếp đó múa mái chèo.
Về phần âm nhạc, các trò múa Xuân Phả thường dùng bộ gõ dân tộc, gồm trống, nhị, hồ, thanh la, não bát, mõ hoặc xênh tre... rất độc đáo và gây ấn tượng mạnh. Các loại nhạc cụ  thì  Trống có đường kính mặt 60- 65 cm nhưng phải có tiếng và âm phù hợp với loại hình trò diễn. Mõ có hình dáng cong lưỡi liềm, dài khoảng 20cm được chế từ gốc tre già, mặt ngoài được làm nhẵn, bên trong đục rỗng để có độ cộng hưởng âm thanh. Khi nghe tiếng nhạc cụ của  các trò múa này vang lên, mọi người đều đứng ngồi không yên. Người ta gọi là trò Xuân Phả bởi có phần diễn mở đầu của các nhân vật và con vật  diễn thường ngẫu hứng và đem lại cho người xem những tiếng cười sảng khoái. Múa Xuân Phả phải sử dụng nhiều đạo cụ và mỗi đạo cụ có một hình tượng riêng. Hầu hết đạo cụ diễn trò Xuân Phả đều chế tạo bằng nguyên liệu sẵn có như tre, trúc, gỗ vông, rễ cây si.  Những động tác khi múa, lúc uyển chuyển nhịp nhàng, khi lại mạnh mẽ, tạo nên những cao trào, đem đến cho khán giả một khoái cảm thẩm mỹ kỳ lạ. Trong mỗi điệu múa của trò múa Xuân Phả đều có nét độc đáo riêng mà ở các điệu múa khác không có.
 
Trong múa Xuân Phả, “điểm nhấn” thuộc về các nam nghệ sĩ với những động tác phóng khoáng, tay chân mở rộng, khỏe, thể hiện “trong nhu có cương, trong cương có nhu” qua nhiều động tác múa, tuyến múa, đội hình múa, làm tôn nên sắc thái văn hóa lúa nước, vẻ duyên dáng, tinh tế, kín đáo nhưng cũng rất mạnh mẽ của người Việt. Những điệu múa ấy gợi nhớ đến điệu múa Chư hầu lai triều, Bình Ngô phá trận dưới triều Lê Thánh Tông với các nghi thức cúng lễ có ở nhiều đám tế tự khác trước nghè thờ thành hoàng làng, ít gặp trong các điệu vũ dân gian quen thuộc bởi lời ca không liên quan gì đến múa, đảm bảo ổn định cả phần hồn lẫn phần sắc trong ngôn ngữ và cấu trúc múa...  
C - Điệu múa miền Nam
Vũ điệu miền Nam hay muá nón, đưa khán gia đi một vòng đồng bằng sông Cưủ Long, một vùng trù phú, với sông ngòi chằng chịt. Vùng đất này còn biểu hiện cho cuộc sống an hoà, cho lòng người chìu mến. Để diển tả các sắc thái này, vũ điệu tạo nên hình ảnh cuả niềm vui và hạnh phúc.
 Vũ điệu giới thiệu cảnh chợ nổi Phụng Hiệp, nơi qua lại cuả hàng ngàn chiếc thuyền con, những cây cầu khỉ bằng tre, nối hai bờ những con lạch. Vũ điệu giới thiệu cảnh chợ nhộn nhịp cuả Sa Đéc, Sóc Trang, Cần Thơ với những trái cây muôn mầu, muôn sắc…
Các vũ công mặc áo bà ba cổ truyền cuả miền Nam. Đây là loại áo ngắn, đơn sơ, nhưng mầu sắc hài hoà với thân hình duyên dàng cuả người phụ nữ miền Nam. Các cô cũng đội nón lá. Đi đôi với chiếc áo bà ba để tiêu biểu cho hình ảnh quốc hồn quốc tuý, cái nón lá được làm bằng lá gồi, rất nhẹ, rất thông dụng cho việc che mưa che nắng.
 -Múa lân-sư tử -rồng
Múa lân-sư tử -rồng là một  điệu  múa dân gian đường phố có nguồn gốc từ TrungHoa, thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội, đặc biệt là Tết Nguyên Đán và Tết Trung Thu, vì ba con thú này tượng trưng cho thịnh vượng, phát đạt, hạnh phúc. Tùy theo không gian rộng hay hẹp, tùy theo ý nghĩa của dịp lễ hội, đội Lân-Sư-Rồng biểu diễn từng bài, từng cách múa cho phù hợp. Có thể phối hợp múa lân với sư tử, múa lân với rồng hoặc phối hợp cả ba thể loại với nhau.
C- Điệu múa các dân tộc thiểu số Việt
1/ -Các điệu múa ở vùng Đông Bắc (Việt Bắc): 
 
- Múa chèo thuyền, múa nhảy chân sáo, múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo, múa xòe chiêng  và múa then
- Vùng Đông Bắc là vùng núi rừng gồm phần đất các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, một phần các tỉnh Quảng Ninh, Lào Cai, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Giang. Cư dân các sắc tộc sinh sống nơi đây là người Tày, Nùng, Hmông, Dao, Hoa...trong đó người Tày là cư dân bản địa lâu đời nhất, có số dân đông nhất. Các sinh hoạt văn hóa cộng đồng thể hiện qua các hình thức lễ hội cổ truyền. Đông Bắc trước hết là quê hương của hội lồng tồng (xuống đồng). Hội này là sản phẩm văn hóa của cư dân nông nghiệp Tày Nùng,. Hội tổ chức ngoài trời, trên một thửa ruộng lớn gọi là ruộng xuống đồng. Chủ trì hội làông thại đinh (người coi đình) hay người coi việc thờ cúng Thần Nông của bản. Tất cả các  gia đình tham dự hội đều mang theo cỗ để làm lễ vật cúng thần đất, thần núi, Thần Nông và Thành Hoàng cầu cho mưa thuận gió hoà, chim muông, sâu bọ không phá hoại mùa màng, dân làng khoẻ mạnh.
Là lễ hội quan trọng nhất của vùng Đông Bắc nên mọi người đều mặc y phục sắc tộc đẹp nhất, các bà, các cô được tô điểm bằng đồ trang sức quí nhất.
Trên thửa ruộng xuống đồng, đàn tế Thần Nông và các thần khác được trần thiết. Lễ hội bắt đầu khi chiêng trống nổi lên, rồi các bô lão và tráng đinh rước Thần Nông và Thành Hoàng từ đình ra ruộng, còn các gia đình thì rước cỗ bày ra trên bãi hội. Người chủ trì hội xướng bài mo cúng chư thần rồi tuyên bố phá cỗ.. Ăn cỗ xong,thì các điệu múa được trình diễn kèm theo tiếng chiêng trống: múa chèo thuyền, múa nhảy chân sào múa kỳ lân, múa sư tử, múa võ, múa giáo,múa xòe chiêng và múa then .
2/ Các điệu múa ở  vùng Tây Bắc (Việt Bắc)
Múa xoè, múa sạp, múa khèn, múa ấu eo.
Tây Bắc là tên gọi theo phương vị lấy thủ đô Hà Nội làm chuẩn, là địa bàn của các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, xứ sở của hoa ban nở trắng rừng, Đây là vùng núi cao hiểm trở, có nhiều dãy núi theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn mà người Thái gọi là ''khâu phạ'' (sừng trời) dài 180 km, rộng 30 km, cao từ 1.500 m trở lên, trong đó có đỉnh Phan Xi Păng cao 3.142m. Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Bắc có: Thái, Mông, Dao, Mường, Khơ Mú, La Ha, Xinh Mul, Tày, Xá, Máng, Kinh.v.v...Người Việt Nam nói chung và đồng bào Tây Bắc nói riêng từ xa xưa đã rất ưa thích múa. Những điệu múa dân gian vùng Tây Bắc vừa mang đậm bản sắc văn hóa các tộc người, lại vừa thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, điệu nhảy. Trong mỗi điệu múa còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân miền núi. Những điệu múa dân gian Tây Bắc vốn là sinh hoạt văn hóa mang tính cộng đồng cao đã tồn tại lâu đời trong đời sống tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số. Múa dân gian Tây Bắc hấp dẫn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bởi trong đó chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nhiều khát vọng của con người. Múa như ngọn lửa diệu kỳ cháy mãi lên ca ngợi những gì là tốt đẹp nhất của tình yêu và cuộc sống. Múa là một một công cụ giáo dục đạo đức, lối sống, thẩm mỹ v.v.
Những điệu múa vùng Tây Bắc vừa mang bản sắc văn hóa các vùng vừa mang phong cách dân tộc độc đáo của từng điệu múa. Chúng ta hãy làm quen với một số điệu múa nổi tiếng của các dân tộc ở Tây Bắc.
Múa xoè
Múa xoè biểu tượng văn hoá Tây Bắc. Những cuộc tụ họp đông vui có thể múa xoè quanh đống lửa, quanh hũ rượu cần với sự tham gia đông đảo của già trẻ, trai, gái trong tiếng chiêng, tiếng trống rộn ràng.
Bắt nguồn từ cuộc sống, những điệu múa dân gian của người Thái Tây Bắc sống mãi với thời gian, là món ăn tinh thần không thể thiếu. Để rồi qua mỗi điệu múa, mỗi người thêm yêu đời, yêu người, tự tin bước vào một ngày mới tốt đẹp hơn. Cũng vì vậy các điệu múa Thái đã trở thành vốn văn hóa quý báu, là niềm tự hào của người Thái Tây Bắc và dân tộc Việt Nam.
Nói đến nghệ thuật dân gian của người Thái không thể không nói đến điệu múa xòe đặc trưng. Theo các già làng cho biết, có tới 32 điệu xoè, nay chỉ còn giữ được một số điệu. Xoè vòng sôi nổi bao nhiêu thì xoè điệu nhẹ nhàng, tinh tế bấy nhiêu. Xoè nón thì thật duyên dáng và hấp dẫn...Các cô gái Thái trong điệu xoè nón với chiếc nón trong tay lúc chạm vào lúc mở ra từ từ từng cánh như bông hoa trắng muốt. Có lúc nón lao nhanh trên đầu, lúc lại nhẹ nhàng quay trên vai, nghiêng nghiêng bên má, khi e thẹn xoay tròn trước ngực rồi lại dập dờn như cánh bướm mùa xuân
Múa sạp
Múa sạp là điệu múa dân gian đặc sắc của dân tộc Mường trong những dịp vui, trong lễ hội xuân, ngày nay phát triển rộng ra nhiều dân tộc khác. Đạo cụ cần thiết cho múa sạp phải có hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái và nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa (đường kính 3 đến 4 cm, dài 3 đến 4 m). Khi múa, người ta đặt 2 sạp cái để cách nhau vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cây sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay tạo thành dàn sạp. Người múa chia ra một tốp đập sạp và một tốp múa, mỗi tốp có thể từ vài cặp trai gái đến nhiều cặp, càng nhiều, đội hình càng phong phú sinh động
Tốp đập sạp: Mỗi đôi trai gái ngồi 2 đầu một cặp sạp con và gõ theo nhịp 4/4, cứ 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì một lần gõ 2 sạp con vào nhau tạo ra âm thanh, tiết tấu cho múa, vừa gõ vừa hát.
Tốp múa: Lần lượt từng cặp trai gái nhảy vào dàn sạp, mỗi người cầm một chiếc khăn màu dài, khi tung lên, khi uốn lượn quanh người. Động tác khi lướt nhẹ nhàng, uyển chuyển, lúc dồn dập quay, nhảy, bay trên sạp; đội hình uốn lượn quấn quýt, biến đổi ngang, dọc, chéo, tròn, tất cả đều diễn ra trên dàn sạp và phải đúng nhịp, làm sao khi hai sạp con chập vào nhau thì không bị kẹp chân vào. Cứ 2 tốp gõ sạp và nhảy múa thay nhau trong tiếng cồng, tiếng trống nhịp nhàng, sôi động. Cuộc vui kéo dài không biết chán, cuốn hút mọi người rất hào hứng, say sưa.
Múa sạp cũng là điệu múa người Dân tộc Thái cư ngự tại Nghệ An  say mê. Đặt chân lên Bản Phòng, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương (Nghệ An) vào những ngày áp tết mới cảm nhận một phần nào cuộc sống của đồng bào mình nơi đây. Ngày miệt mài làm nương đốn củi là thế, tối cả bản lại quây quần bên nhau thướt tha trong điệu múa, rộn rã tiếng cồng chiêng, dặt dìu bởi làn điệu dân ca nghe da diết mà ấm tình người, uyển chuyển cùng điệu múa sạp
Múa khèn
Múa khèn là múa dân gian dân tộc Mông trong các cuộc vui, trong hội hè và phiên chợ xuân, là điệu múa của nam giới, rất độc đáo, có tinh thần thượng võ, tính cách mạnh mẽ, dũng cảm, nhanh nhẹn, khéo léo, tài hoa với nhiều yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật cao, phải vừa thổi khèn vừa múa mà không được để khèn ngắt quãng. Động tác múa khèn phong phú, đa dạng. Người ta thống kê được 33 động tác, tổ hợp múa khèn.
Cây khèn vừa là nhạc cụ độc đáo, gồm nhiều ống trúc nhỏ ghép lại, có thể thổi hơi ra, có thể hít hơi vào; khèn vừa là đạo cụ múa có cấu tạo phù hợp với dáng khum người và các thế quay, nhảy... Tiếng khèn có thể một lúc phát ra đa âm, nhiều bè, vang xa trầm hùng như tiếng của gió ngàn, của suối reo, chim kêu, vượn hót, tiết tấu theo nhịp 4/4 hoặc 2/4 thích hợp với các động tác múa khèn:
Vang vọng núi rừng tiếng khèn gọi bạn
 Điệu múa khèn nghiêng ngả tán ô đen
Có thể nhiều chàng trai Mông cùng nhau múa khèn trên bãi cỏ, đất bằng phẳng với những vũ đạo đẹp mắt, những bước nhún, bước đảo, bước quay hoặc vừa ôm khèn vừa lăn mình các vũ điệu trên đất. Ngoài ra, có nhiều nghệ nhân có trình độ múa khèn điêu luyện, biểu diễn nhiều mô típ siêu việt, độc đáo: Múa khèn trên một gốc cây lớn cưa bằng, trên 4 cọc trồng hình vuông hay trên cây gỗ tròn bắc qua suối...
Múa khèn Mông với các vũ điệu đẹp, tài hoa, dũng mãnh và trữ tình, có sức sống mãnh liệt, lâu bền của văn hoá Mông, được nhân dân trong, ngoài nước yêu thích, ngưỡng mộ.
Múa khèn phong phú, đa dạng. Người ta thống kê được 33 động tác, tổ hợp múa khèn như: nhảy đưa chân, nhảy lướt, quay đổi chỗ, nhún chuyển trọng lượng, nhảy ngang đập chân, bước trườn, bước lượn, ngoáy chân, đánh chân tại chỗ, đánh chân di động, vờn khèn, quay tại chỗ, quay di động, quay nhích gót, quay cầu, quay lót, chọi gà, đá hất chân.v.v. Trong đó mô típ chủ đạo là quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu hẹp dần theo hình xoáy ốc.
Múa ong eo
Người Khơ-mú ở Sơn La, họ đã làm nên những điệu múa ong eo, tăng bu say đắm lòng người. Họ gọi điệu múa này là điệu múa “Viêng Ver Guông”- (tiếng dân tộc Khơ-mú) Đây là điệu múa lắc hông, múa lượn eo, được mô tả theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của con người như: gặt lúa, xúc tép, làm cỏ...
 Trong những đêm trăng sáng, phụ nữ Khơ- mú  múa ong eo để chơi trăng.
Mỗi khi trống, chiêng, nổi lên. Điệu múa  bắt đầu, bộ trống bring  gõ giục tốp múa rộn ràng. Tốp múa nam nữ ở lẫn trong đám đông bước ra. Nam đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ múa. Điệu múa nhún duyên dáng rộn ràng, các diễn viên múa lượn lưng eo làm say đắm lòng người thưởng thức. Diễn viên càng say sưa múa, người vòng ngoài vòng trong càng đắm chìm cùng tiết tấu, nhịp điệu múa. Người múa tự khoe mình là chính, mất đi đội hình vuông tròn, gò bó... hòa vào dòng người xem tạo nên cảnh người xem và diễn viên là một khi diễn. Đây chính là nét độc đáo của điệu múa ong eo.
Múa ong eo là điệu múa rất khó, nó đòi hỏi phải kết hợp nhuần nhuyễn, uyển chuyển, linh hoạt của nhiều động tác trên cơ thể như: lên, xuống, uốn lượn, lắc ngang từ chân đến tay, bụng... Khi thể hiện các điệu múa, toàn thân người múa đều rung lên với đầy sức sống dồi dào, người múa dường như hòa mình cùng với nhịp của tiếng chiêng, trống, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của vùng núi Tây Bắc, quên đi những lo âu của cuộc sống vất vả hằng ngày.
Đối với người Khơ-mú, múa ong eo là thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên, các điệu múa liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa.
Các dân tộc khác ở Tây Bắc cũng có những điệu múa dân gian riêng, như điệu tăng bu (dỗ ống) của dân tộc La Ha với những cô gái nhún nhảy mềm mại uyển chuyển trong tiếng đệm rộn ràng của một dàn ống tre đục rỗng mắt, hay những vũ điệu đầy sức hấp dẫn  của điệu múa chuông nổi tiếng của dân tộc Dao.
3/ Các điệu múa ở  Văn hóa Cồng chiêng
a/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Tây Nguyên:
- Múa Xoang  dân tộc Bana  KonTum
Văn hóa dân tộc Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng. Đặc sắc văn hóa này là các dân tộc: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ.
 Chiêng là một đặc trưng văn hóa cổ của đồng bào Tây Nguyên, có mặt ở hầu hết các sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời người, trong tất cả các nghi lễ lớn và nhỏ của gia đình, của buôn làng. Chiêng tham gia vào mọi sinh hoạt, nghi lễ với các ý nghĩa khác nhau, nhằm ứng xử với thế giới bên ngoài con người ở các góc độ khác nhau. Vì thế, chiêng là nhạc cụ trung tâm của sinh hoạt nghi lễ và lễ hội, là loại nhạc cụ “thiêng” có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tâm linh của các dân tộc ở Tây Nguyên.
Chiêng là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ có định âm, nhóm tự thân vang, tức là âm thanh được tạo lên bằng cách tác động trực tiếp lên nhạc cụ. Chiêng có hình vành khăn, được làm bằng chất liệu hợp kim mà thành phần chủ yếu là đồng trộn với vài loại kim loại khác như thiếc, bạc, vàng…
Chiêng ở Tây Nguyên không được sử dụng từng chiếc đơn lẻ, mà kết nối nhau thành dàn, mỗi dàn từ ba chiếc trở lên, có hình dáng và kích thước khác nhau, chiếc nhỏ nhất có đường kính khoảng 10-15cm và đường kính chiếc lớn nhất có thể trên 90cm. Trong một dàn chiêng thì chiêng mẹ là quan trọng nhất.
Có hai loại chiêng thường được sử dụng ở Tây Nguyên là chiêng có núm, còn gọi là cồng, và chiêng dẹt. Việc sử dụng chiêng có núm hay chiêng dẹt không chỉ đơn giản do hình thức của chiêng, mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ khác nhau.
Tất cả các dân tộc ở Tây Nguyên không dùng riêng một loại chiêng dẹt hay chiêng có núm, mà luôn kết hợp chúng nhau, trong đó chiêng có núm - tức là cồng - đánh bè trầm, còn chiêng dẹt thể hiện giai điệu.
Trong các dịp nghi lễ, các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu, hoặc giai điệu một bè, mà còn hòa tấu đa âm. Cồng, chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có người còn áp dụng các kỹ thuật khác như chặn tiếng bằng tay trái, hoặc tạo giai điệu riêng trên một chiếc chiêng…
Mỗi bài chiêng có nhiều bè, trong đó, mỗi cá nhân sử dụng một cái chiêng. Bài chiêng quy định bao nhiêu chiêng thì có bấy nhiêu người sử dụng chiêng. Những người đánh chiêng phải nhớ rất rõ các tiết tấu của bài chiêng để khi trình diễn thì phối hợp với nhau một cách hài hòa, tạo nên những âm thanh trầm bổng, hào hùng.
Đồng bào Tây Nguyên có nhiều cách đánh cồng chiêng rất phong phú: Người Ba Na và người Gia Rai có phương pháp đánh chỉ điệu (một bài trầm đánh trên vài giai điệu), người Êđê đánh theo cách thức từng chùm, người M’Nông, người Chu ru, người K’Ho... đều có những cách đánh khác nhau.
b/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Châu Ro (Tây Bắc)
Múa bà bóng, múa giã gạo, múa sàn sẩy gạo, múa cấy lúa, múa uống rượu.
Những điệu múa của người Châu Ro đa phần xuất phát từ những tín ngưỡng, hoặc những sinh hoạt cộng đồng. Ngoài cồng chiêng là linh hồn, là khởi nguồn của  âm nhạc Châu Ro, đồng bào Châu Ro còn có các nhạc cụ khác gắn liền với đời sống văn hóa, nhất là trong các mùa lễ hội, lễ cúng thần linh, khẩn cầu mùa màng bội thu.. như: Goong Chlog; Tuyl, Sển; kèn bầu, chinh, chập cheng…
Lễ hội cúng thần lúa (Yangri) vào tháng 2 âm lịch, lễ hội cúng thần rừng (Yangva) vào tháng 11 âm lịch, thì cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu. cồng chiêng Châu Ro mang bản sắc riêng, không hòa lẫn với cồng chiêng của các dân tộc khác bởi âm hưởng nhẹ nhàng, thẳm sâu. Với người dân Châu Ro, cồng chiêng còn là thứ rất thiêng liêng, “mất cồng chiêng là không còn văn hoá của dân tộc Châu Ro nữa”.
“Đối với âm nhạc, cồng chiêng Châu Ro có một điều rất đặc biệt là tiết tấu của chiêng. Khác với tiết tấu của chiêng Tây Nguyên, của cồng chiêng Stiêng, tiết tấu của chiêng Châu Ro là âm điệu chính, nó điều khiển các nhạc cụ khác “đi” theo và mang cái hồn của từng điệu múa. Cồng chiêng như một vị thần hộ mệnh cho đồng bào Châu Ro. Từ lễ cúng Giàng, hay lễ vào mùa, vui ngày hội hay trong đám tang…  người ta đều sử dụng cồng chiêng.”  
c/ Nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Cơtu ở miền núi tỉnh Quảng Nam:
Điệu múa ya yá 
Múa ya yá được xem là “vũ điệu dâng trời”.tuyệt tác nghệ thuật, và là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Cơtu.
Điệu múa đó bắt nguồn từ những động tác dâng lễ vật từ thời xa xưa. Lễ vật được mang trên tay là xôi, thịt, hoa, trái... để dâng mừng. Trên cơ sở hiện thực ấy, động tác dâng lễ vật theo quá trình phát triển lâu dài của lịch sử được nhân dân sáng tạo, cách điệu hóa lên thành nghệ thuật có trình độ thẩm mỹ cao.   Khi người ta dâng lễ vật, đầu và thân trên hướng vươn lên trang trọng, kính dâng.Kết hợp hài hòa cùng những bước nhảy xiến, nhảy trượt ngang, xoay lật nhún nghiêng, xoay lật nhấn nẩy, nhích quay lượn người... thể hiện dáng vẻ, đường nét tạo hình rất sinh động, tạo nên hình tượng nghệ thuật múa Cơtu thật mượt mà, thanh cao và đầy sức sống. Vũ điệu ya yá có kết cấu tổ hợp múa theo tính tiết tấu trên nền nhạc cồng chiêng với điệu dồn dập, lôi cuốn, tiếng trống cha gơr rộn ràng và múa theo tuyến gấp khúc nên mang lại hiệu quả tốt đẹp cho tác phẩm múa.  Cùng với trang phục dân tộc độc đáo, đặc biệt bộ váy n
Từ khóa: