Dạy học trực tuyến tăng cao trong mùa virus Corona

24
03
'20

Bắt đầu một năm mới cũng là thời gian Bộ y tế ban hành thông báo khẩn về dịch virus Corona. Bộ giáo dục đào tạo ra quyết địch cho học sinh, sinh viên lùi thời gian bắt đầu học 1 tuần. Tại thời điểm này, do dịch virus diễn biến phức tạp, thời gian nghỉ học được nâng lên tiếp 1 tuần. Để không làm gián đoạn học tập: Trong thời gian học sinh, sinh viên nghỉ học dài ngày để phòng chống dịch viêm đường hô hấp do virus corona mới, nhiều trường học đã lên các phương án để đảm bảo việc học tập cho học sinh/sinh viên, các trường đã áp dụng phương án triển khai chương trình học trực tuyến để thay thế. Nhưng triển khai thế nào và học thế nào cho hiệu quả không phải đơn vị nào cũng có thể làm được tốt.

 

Học tập online hay còn gọi là E – Learning, học tập trực tuyến đã trước đây đã được rất nhiều trường, đặc biệt là các trường đại học áp dụng. Có những trường không gặp khó khăn vì trường đã triển khai và có số lượng sinh viên tham gia học tập hoàn toàn trực tuyến.

Tuy vậy đối với các cơ sở giáo dục đại học khác chưa làm, hoặc giáo dục phổ thông, có một số yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai dạy và học trực tuyến thành công được hay không, cụ thể:

Yếu tố về phương pháp dạy. Nội dung giảng dạy của giảng viên hay giáo viên khi đưa lên giảng dạy trực tuyến,  có nhiều cấp độ khác nhau. Nếu chỉ đơn thuần đưa những bài giảng dạy trực tiếp hàng ngày thì không có ý nghĩa, chưa có chất lượng.

 Đối với phổ thông, giáo viên phải xây được các học liệu điện tử (giáo trình điện tử) để đưa vào dạy trực tuyến. Trong đó, tích hợp được các tương tác giữa người dạy và người học. Vì không chỉ giảng dạy một chiều, giáo viên  phải nắm được học sinh làm được gì thông qua các tình huống cụ thể trong hệ thống học trực tuyến. 

Đây là yếu tố mất nhiều công sức nhất. Đòi hỏi những giáo viên, giảng viên tham gia phải có năng lực, được tập huấn.  Nếu chỉ có chuyên môn mà đòi hỏi giáo viên xây dựng được học liệu trực tuyến như thế thì rõ ràng khó đạt được chất lượng.

Tiếp theo là  vấn đề hệ thống công nghệ: Vì với một trường phổ thông, số lượng học sinh không nhiều, nhưng với một trường ĐH hay một sở GD&ĐT thì số lượng rất lớn, lên tới hang chục nghìn người.  Nếu tất cả số này truy cập cùng một lúc thì đòi hỏi  năng lực của hệ thống công nghệ đủ mạnh để không bị dán đoạn trong quá trình học tập.

Cuối cùng, cần có hệ thống công nghệ cho phép giảng viên, giáo viên tương tác trực tiếp được với sinh viên, học sinh bằng video, giống như hội nghị truyền hình trực tuyến. Sự khác biệt ở đây là giáo viên là điểm đầu, còn người học là những đầu cuối.

Tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống dạy trực tuyến tại https://des.vn/pages/nen-tang-he-thong-quan-ly-dao-tao-truc-tuyen-doanh-nghiep

Từ khóa: