GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO KHOA DU LỊCH TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC – NĂM 2018

15
06
'18

GIỚI THIỆU CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO

KHOA DU LỊCH

 

I. Giới thiệu ngành học

       Khoa Du lịch, Trường Cao đẳng Công Nghệ Thủ Đức hiện đảm nhiệm đào tạo các chuyên ngành sau:

1. Bậc trung cấp  (Thời gian đào tạo: 2 năm)

  • Quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống
  • Hướng dẫn du lịch

2. Bậc cao đẳng  (Thời gian đào tạo: 2,5 năm)

  • Quản trị nhà hàng
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

II. Mô tả ngành và cơ hội nghề nghiệp

1.Ngành hướng dẫn du lịch 

1979576_856338627713172_5058474664116519885_n1.1. Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo:

       Mô tả ngành: Đào tạo Hướng dẫn viên Du lịch nội địa; có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề; làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành và các lĩnh vực liên quan. Đồng thời có khả năng tiếp tục học tập để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

        Chương trình đào tạo ngành HDDL cung cấp cho học sinh các khối kiến thức như: Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Phong tục tập quán lễ hội Việt Nam, Tâm lý khách du lịch, Tuyến điểm du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn, Thiết kế và điều hành tour, Nghiệp vụ lễ tân, Tổ chức sự kiện, Kỹ năng hoạt náo,…nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu sau:

  • Hướng dẫn và giới thiệu được với khách du lịch những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán…. của người Việt Nam.
  • Thiết kế và thực hiện được chương trình du lịch phù hợp điều kiện tài chính, thời gian, sức khoẻ của du khách.
  • Xây dựng được kế hoạch hướng dẫn du lịch theo chương trình tour cụ thể.
  • Thực hiện được các nghiệp vụ hướng dẫn như: đón khách, tiễn khách, hướng dẫn tham quan, thuyết minh tại điểm, thuyết minh trên tuyến, tổ chức hoạt náo và các sự kiện như: Gala dinner, Team Building,…
  • Xử lý được các tình huống trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch
  • Năng lực tin học: Sử dụng máy tính và quản lý tập tin với hệ điều hành windows; sử dụng được một số dịch vụ cơ bản trên môi trường Internet như Email, tìm kiếm, truy cập vào các trang web cụ thể; sử dụng Microsoft Word để soạn thảo văn bản đơn giản và thực hiện các định dạng cơ bản.
  • Về năng lực Tiếng Anh, học sinh phải đạt một trong số các chứng chỉ sau: Chứng chỉ  TOEIC 250 (2 kỹ năng) do ETS cấp; hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

1.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:
      Sau khi tốt nghiệp ngành Hướng dẫn du lịch, học sinh có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch nội địa tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành.
  • Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh,…
  • Nhân viên bộ phận kinh doanh lữ hành, bộ phận tổ chức sự kiện tại các Doanh nghiệp lữ hành nội địa.

1.3. Khả năng học nâng cao:
        Học sinh có khả năng tự học và tiếp tục học tập ở trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch và các chuyên ngành khác như: Văn hóa du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của các trường như: Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học KHXH&NV TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng.

2. Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

2.1. Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo:

         Mô tả ngành: Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành bao gồm cả nội địa và quốc tế, có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; có kiến thức và kỹ năng đáp ứng được yêu cầu của ngành nghề; làm việc trong các doanh nghiệp lữ hành và các lĩnh vực liên quan. Đồng thời có khả năng tiếp tục học tập để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

        Chương trình đào tạo ngành QTDVLH cung cấp cho  sinh viên các khối kiến thức như: Địa lý và tổng quan kinh tế xã hội Việt Nam, Nghiệp vụ văn phòng trong du lịch , Kỹ năng hoạt náo và tổ chức sự kiện, Tuyến điểm du lịch, Nghiệp vụ hướng dẫn, Thiết kế và điều hành chương trình du lịch, Quản trị kinh doanh lữ hành,…nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau:

  • Thực hiện được các nghiệp vụ của nhân viên kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành.
  • Thực hiện được các nghiệp vụ của người hướng dẫn viên du lịch .
  • Vận dụng được kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, tuyến điểm du lịch… trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Năng lực tin học: chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao
  • Về năng lực Tiếng Anh, Sinh viên phải đạt một trong số các chứng chỉ sau: chứng chỉ TOEIC 350 (2 kỹ năng) do ETS cấp; hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

2.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ và lữ hành, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Hướng dẫn viên du lịch tại các công ty du lịch, các trung tâm dịch vụ lữ hành.
  • Thuyết minh viên tại các khu du lịch, bảo tàng, di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh,..
  • Nhân viên thực hiện các nghiệp vụ: kinh doanh, marketing, điều hành, chăm sóc khách hàng tại phòng kinh doanh lữ hành, phòng nhân sự, phòng tiếp thị sản phẩm du lịch, phòng quản lý chất lượng của các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,…và các tổ chức khác với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người tổ chức, quản lý.
  • Chuyên viên trong các cơ quan quản lí nhà nước về du lịch.
  • Đồng thời có thể tự khởi nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch và lữ hành theo quy định về kinh doanh dịch vụ du lịch.

2.3. Khả năng học nâng cao:
      Sinh viên có khả năng tự học và tiếp tục học tập ở trình độ đại học chuyên ngành: Hướng dẫn du lịch và các chuyên ngành khác như: Văn hóa du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của các trường như: Đại học Văn hóa TP.HCM, Đại học KHXH&NV TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng

DSC_1552

Phòng điều hành tour-mô phỏng Doanh nghiệp

DSC_5798Sinh viên Khoa DL “Học hết sức-chơi hết mình”

988605_4100355605612_253246372_n

Chương trình thực hành tour Team Building

DSC_5830

Giao lưu với Doanh nghiệp (Saigontourist,Fiditour,Nụ Cười Việt,Hòa Bình tourist)

3. Ngành Quản lý và kinh doanh Nhà hàng và dịch vụ ăn uống

Picture 163

3.1. Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo:

            Mô tả ngành: Đào tạo nguồn nhân lực ngành quản lý và kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống có kiến thức, kỹ năng chế biến, phục vụ và kinh doanh các sản phẩm nhà hàng và dịch vụ ăn uống; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có khả năng học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

         Chương trình đào tạo ngành QL&KDNH&DVAU cung cấp cho học sinh các khối kiến thức như: Kinh doanh nhà hàng&dịch vụ ăn uống; Marketing nhà hàng&dịch vụ ăn uống; Nghiệp vụ pha chế Bartender; Nghiệp vụ phục vụ bàn (kiểu Âu, kiểu Á); Nghiệp vụ chế biến món ăn (Âu-Á), Nghiệp vụ chế biến bánh (Âu-Á); Phương pháp xây dựng thực đơn, Nghiệp vụ lễ tân Nhà hàng-Khách sạn,… nhằm giúp học sinh đạt được các mục tiêu sau:

  • Xây dựng được kế hoạch kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống.
  • Tổ chức được các hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng như: phục vụ, điều hành, quản lý, xây dựng thực đơn,
  • Thực hiện được các kỹ thuật nghiệp vụ như: kỹ thuật pha chế, kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ phục vụ bàn.
  • Xử lý tốt tình huống và các vấn đề phát sinh trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Trình độ tin học: Sử dụng máy tính và quản lý tập tin với hệ điều hành windows; sử dụng được một số dịch vụ cơ bản trên môi trường Internet như Email, tìm kiếm, truy cập vào các trang web cụ thể; sử dụng Microsoft Word để soạn thảo văn bản đơn giản và thực hiện các định dạng cơ bản.
  • Về năng lực Tiếng Anh, học sinh phải đạt một trong số các chứng chỉ sau: Chứng chỉ  TOEIC 250 (2 kỹ năng) do ETS cấp; hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

3.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

      Sau khi tốt nghiệp ngành Quản lý và kinh doanh nhà hàng&dịch vụ ăn uống, học sinh có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Nhân viên làm việc tại nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống, cụ thể: Nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế tại quầy bar, nhân viên bộ phận bếp.
  • Nhân viên kinh doanh tại nhà hàng, các cơ sở dịch vụ ăn uống.
  • Tự tổ chức kinh doanh nhà hàng và dịch vụ ăn uống.

3.3.  Khả năng học nâng cao:

      Học sinh có khả năng tự học và tiếp tục học tập ở trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị khách sạn-nhà hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của các trường như: Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ TP.HCM.

4. Quản trị nhà hàng 

4.1. Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo:

          Mô tả ngành: Đào tạo nguồn nhân lực ngành quản trị nhà hàng có kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức quản trị các bộ phận trong nhà hàng; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có khả năng học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

        Chương trình đào tạo ngành Quản trị Nhà hàng cung cấp cho sinh viên các khối kiến thức như: Tổng quan nhà hàng; văn hoá ẩm thực; các quy định, quy tắc về an toàn an ninh vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng khách sạn; bày và phục vụ bàn; pha chế và phục vụ thức uống; chế biến và phục vụ các món ăn, các món bánh trong nhà hàng và khách sạn; tổ chức kinh doanh nhà hàng…. nhằm giúp sinh viên thực hiện được các mục tiêu sau: 

  • Xây dựng được kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
  • Thực hiện được các nghiệp vụ như: bày và phục vụ bàn; chế biến và trình bày được các thức uống có cồn và không cồn, các món ăn Âu-Á, món bánh Âu-Á phổ biến tại các nhà hàng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Vận dụng được các kiến thức quản trị như: quản trị nhân sự, quản trị hội nghị, tiệc, quản trị bộ phận bếp và xây dựng thực đơn.
  • Năng lực tin học: Sử dụng máy tính và quản lý tập tin với hệ điều hành windows; sử dụng được một số dịch vụ cơ bản trên môi trường Internet như email, tìm kiếm, truy cập vào các trang web cụ thể; sử dụng Microsoft Word để soạn thảo văn bản đơn giản và thực hiện các định dạng cơ bản.
  • Về năng lực Tiếng Anh, học sinh phải đạt một trong số các chứng chỉ sau: Chứng chỉ  TOEIC 350 (2 kỹ năng) do ETS cấp; hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

4.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

  • Nhân viên làm việc tại nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống, cụ thể: Nhân viên phục vụ bàn, nhân viên pha chế tại quầy bar, nhân viên bộ phận bếp.
  • Nhân viên kinh doanh tại nhà hàng, các cơ sở dịch vụ ăn uống.
  • Quản lý các bộ phận nghiệp vụ, trưởng ca.

4.3.  Khả năng học nâng cao:

          Sinh viên có khả năng tự học và tiếp tục học tập ở trình độ đại học chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị khách sạn-nhà hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của các trường như: Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ TP.HCM.

Cô và trò ngành Nhà hàng trong giờ học thực hành

Picture 140

Picture 1415. Quản trị khách sạn

5.1. Mục tiêu đào tạo – Nội dung đào tạo:

            Mô tả ngành: Đào tạo nguồn nhân lực ngành quản trị khách sạn có kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức quản trị các bộ phận trong khách sạn; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có khả năng học tập nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp trong tương lai.

          Chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn cung cấp cho sinh viên các khối kiến thức như: Tổng quan khách sạn; cơ sở văn hoá Việt Nam; các quy định, quy tắc về an toàn an ninh và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng khách sạn; các kỹ năng giao tiếp cơ bản trong kinh doanh khách sạn, marketing khách sạn; dọn buồng phòng khách sạn; lễ tân khách sạn; chế biến và phục vụ các món ăn trong khách sạn; pha chế và phục vụ thức uống tại quầy bar khách sạn, thanh toán trong khách sạn…. nhằm giúp sinh viên đạt được các mục tiêu sau:

  • Thực hiện được các nghiệp vụ chuyên môn như: dọn buồng phòng khách sạn, lễ tân khách sạn, thanh toán trong khách sạn, chế biến và phục vụ món ăn trong khách sạn, pha chế và phục vụ thức uống tại quầy bar khách sạn, tổ chức sự kiện trong khách sạn.
  • Vận dụng được những kiến thức vào các công tác quản trị như: quản trị nhân sự, quản trị kinh doanh khách sạn, quản trị buồng khách sạn, quản trị lễ tân, quản trị khu du lịch, khu vui chơi giải trí
  • Năng lực tin học: Sử dụng máy tính và quản lý tập tin với hệ điều hành windows; sử dụng được một số dịch vụ cơ bản trên môi trường Internet như Email, tìm kiếm, truy cập vào các trang web cụ thể; sử dụng Microsoft Word để soạn thảo văn bản đơn giản và thực hiện các định dạng cơ bản.
  • Về năng lực Tiếng Anh, học sinh phải đạt một trong số các chứng chỉ sau: Chứng chỉ  TOEIC 350 (2 kỹ năng) do ETS cấp; hoặc chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương.

5.2. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp:

          Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, sinh viên có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Nhân viên làm việc tại khách sạn, cụ thể: Nhân viên buồng phòng, nhân viên lễ tân khách sạn, Nhân viên phục vụ bàn nhà hàng trong khách sạn, nhân viên pha chế tại quầy bar khách sạn.
  • Nhân viên tại các resort hoặc các khu vui chơi giải trí
  • Nhân viên kinh doanh tại khách sạn và các cơ sở lưu trú du lịch
  • Trưởng ca, trưởng bộ phận nghiệp vụ thuộc khách sạn, nhà hàng trong khách sạn.

5.3.  Khả năng học nâng cao:

          Sinh viên có khả năng tự học và tiếp tục học tập ở trình độ đại học chuyên ngành Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, Quản trị khách sạn-nhà hàng, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của các trường như: Đại học Hoa Sen, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Công nghệ TP.HCM.

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ KHOA DU LỊCH
Liên hệ: Khoa Du lịch
Địa chỉ: Phòng A110A, Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (số 53 đường Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu. Quận Thủ Đức,  TP. HCM)

Website: Khoadl.tdc.edu.vn

Facebook: Khoa Du Lịch – Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức
Tel: (028) 221 98 687

Từ khóa:

Mạng xã hội