Đặc điểm tâm lý du khách quốc tế

22
11
'19

Đặc điểm tâm lý khách quốc tế theo châu lục 

Có thể phân chia du khách thành 5 nhóm sau: Du khách châu Âu, du khách châu Á, du khách châu Mỹ, du khách châu Phi và du khách châu Đại Dương.

a. Du khách châu Âu

Châu Âu được biết đến với nền văn minh lâu đời và mức sống cao, trải qua quá trình lịch sử xây dựng văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời. Đặc điểm tâm lý người cơ bản của người châu Âu như sau:

– Có lối sống duy lý, thích chinh phục, chế ngự, và cải tạo thiên nhiên môi trường xung quanh, bắt chúng phục vụ mục đích của con người. Đồng thời, họ có lối sống sôi động, thích hoạt động và di chuyển, không thích cuộc sống tĩnh tại.

– Nhận thức, tình cảm và hành vi của họ với môi trường và hoạt động du lịch rất tiến bộ. Họ đến từ những đất nước có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển và mức sống người dân tương đối cao. Châu Âu là trung tâm kinh tế, văn hóa, KH-KT, giao lưu của các dân tộc trên thế giới.

– Đa số người châu Âu theo Thiên Chúa giáo. Vì thế, nhu cầu đến nhà thờ vào cuối tuần cầu nguyện là nhu cầu không thể thiếu  của họ. Hoạt động du lịch của họ do đó đã chịu ảnh hưởng, chi phối bởi màu sắc tôn giáo. Và trở thành những chuẩn mực trong cuộc sống.

– Họ có lối sống công nghiệp khẩn trương, kỷ cương, chế độ làm việc rất nghiêm túc. Vì thế khi đi du lịch, du khách châu Âu có yêu cầu rất cao đối với việc thực hiện kế hoạch, lịch trình chuyến đi, đòi hỏi phải rõ ràng, chính xác và đạt hiệu quả mong muốn.

– Đề cao chủ nghĩa cá nhân, tôn trọng tự do cá nhân và đánh giá cao tính tích cực của con người trong mọi hoạt động xã hội: trọng lý, nhẹ tình, có ý thức pháp luật và lòng tự trọng rất cao.

-Không thích nói chuyện về chính trị, đời tư, tuổi tác và thu nhập. Theo họ, đó là những thông tin cá nhân cần được tôn trọng và giữ bí mật khi giao tiếp.

– Khi đi du lịch họ thích lựa chọn loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch vui chơi giải trí. Nhằm giải tỏa những căng thẳng tâm lý do môi trường công nghiệp gây ra.

– Người châu Âu thích ăn bánh mì, uống cà phê, uống sữa với bánh ngọt và các món ăn lạnh. Họ không thích chế biến cầu kỳ, không mời chào nhau trong ăn uống.

– Họ rất thích âm nhạc, nhảy, múa, lễ hội. Vì vậy khi đi du lịch, họ có nhu cầu rất cao đối với các sản phẩm, dịch vụ này.

Trong giao tiếp, nghi lễ ngoại giao, người châu Âu thường có thói quen bắt tay, ôm hôn thân mật. Khi giao tiếp, ngoại giao với họ cần lưu ý một số quy tắc sau:

– Bắt tay: nhẹ nhàng cầm nắm cả các ngón tay, không lắc nhiều. Người cao tuổi, phụ nữ, người có địa vị cao trong xã hội thì đưa tay ra trước. Trong tình huống muốn thể hiện sự kính trọng, thì có thể đưa cả hai tay ra để bắt tay.

– Cái hôn: khi thực hiện nghi lễ ngoại giao thường hay hôn má (một hoặc hai má). Nếu khách là người có địa vị cao hơn thì hôn lên trán. Nếu là người yêu hoặc vợ chồng thì hôn môi.

-Tặng hoa: Trong nghi lễ ngoại giao, người châu Âu thường hay tặng hoa cho nhau. Ví dụ: ngày sinh nhật, ngày lễ, ngày tết, ngày cưới. Khi tặng hoa nên lưu ý: chỉ tặng theo số lẻ 3, 5, 7, 9 và tùy ý theo mối quan hệ mà lựa chọn màu sắc và kiểu hoa cho phù hợp. Ví dụ: tặng hoa cho người yêu thì dùng màu đỏ. Cho những người quen thì dùng bó hoa nhiều màu.

– Dùng nước hoa: đã thành thói quen đối với người châu Âu. Dùng nước hoa khi tiếp khách thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với họ; đồng thời thể hiện địa vị bản thân

b. Du khách châu Á

Châu Á bao gồm 48 nước. Là một trong những khu vực có sự phát triển kinh tế rất năng động trên thế giới. Và là một trong những thị trường du lịch có nhiều tiềm năng. Đặc điểm tâm lý du khách châu Á như sau:

– Họ rất tôn trọng tự nhiên, và luôn có sự hợp tác, chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. Tính cộng đồng và lối sống trọng tình, nhẹ lý, dễ thông cảm và chia sẻ với nhau trong quan hệ, ứng xử.

– Nói chung, so các nước trong khu vực khác trên thế giới, nền kinh tế châu Á phát triển chưa cao. Mức sống của người dân thấp, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, phát triển mạnh, đặc biệt ở các nước khu vực Đông Nam Á.

– Phần lớn người dân châu Á theo Nho giáo, Khổng giáo và Phật giáo. Trong đó, Phật giáo chiếm ưu thế. Vì thế, các đình, chùa, miếu, những nơi linh thiêng giúp họ thỏa mãn nhu cầu nghi lễ tôn giáo.

– Đa số người dân châu Á sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, tâm lý tiểu nông và sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiều vào môi trường.

– Lối sống tôn trọng môi trường thiên nhiên, nặng tình, nhẹ lý và tính cộng đồng rất cao trong quan hệ, ứng xử là kết quả của phương thức canh tác nông nghiệp lúa nước. Sản xuất lúa nước đòi hỏi tính cần cù, chịu khó, chăm chỉ, biết hợp tác công việc mới kịp thời vụ. Hơn nữa sự phát triển của cây lúa phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Điều này đã làm cho tính cộng đồng phát triển cao.

– Thích cuộc sống kín đáo, yên tĩnh mà không thích nhảy múa, ồn ào. Họ luôn tôn trọng quan hệ với những đồng nghiệp, hàng xóm xung quanh.

-Văn hóa ẩm thực phát triển khá lâu đời, nhu cầu ẩm thực của họ rất phong phú, đa dạng. Đặc biệt có những món ăn đặc sản rất nổi tiếng được sách đỏ ghi nhận. Nổi tiếng là những món ăn của Trung Quốc.

-Họ thường kiêng số 4 và 7 vì theo nho giáo, những con số này không may mắn. Phần lớn người châu Á theo đạo Phật. Vì thế có nhu cầu đến nơi cửa Phật vào các ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

–  Do mức sống chưa cao nên khi đi du lịch, người châu Á thường tính toán, cân nhắc, tiết kiệm trong tiêu dùng. Họ rất thích đi du lịch cùng gia đình, du lịch văn hóa (lễ hội) và du lịch biển.

Nghi thức ngoại giao của người châu Á có một số điểm khác so với người châu Âu như:

– Khi tiếp đón khách, người châu Á thường để tay trước ngực và cúi đầu chào khách. Nếu khách càng kính trọng thì được chủ nhà cúi chào càng thấp để thể hiện sự tôn kính.

– Họ rất nồng hậu khi tiếp, đón khách: mời, chào, vồn vã, thể hiện sự tôn trọng khách đến nhà. Họ thường mời khách đi trước, giành chỗ ngồi và mọi điều kiện tốt nhất trong gia đình cho khách. Khi đã thân quen, người châu Á rất thích xưng hô với nhau thân mật theo kiểu gia đình. Thích ngồi ăn uống kéo dài với những món ăn đặc sản. Thích ngồi xếp vòng tròn xung quanh bàn ăn thấp (20 – 30cm) đặt trên sàn nhà và chúc tụng lẫn nhau.

c. Du khách châu Phi

Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số sau châu Á và Châu Mỹ. Và lớn thứ ba trên thế giới về diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Du khách châu Phi có những đặc điểm tâm lý cơ bản như sau:

 -Du khách châu Phi là những người chất phác, thẳng thắn đồng thời rất cầu thị trong giao tiếp, quan hệ.

– Họ là những người sôi nổi, nhiệt tình trong sinh hoạt, có lối sống năng động, yêu âm nhạc, thích nhảy múa.

– Nền văn hóa châu Phi còn giữ được nhiều bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo lâu đời. Những lễ hội, phong tục tập quán truyền thống có một không hai còn lưu giữ cho đến ngày nay. Mỗi dân tộc châu Phi đều có những điệu nhảy truyền thống mang bản sắc văn hóa riêng của họ.

– Người châu Phi có lòng tự trọng dân tộc cao, nhưng cũng rất dễ tự ái. Nếu như trong hành vi ứng xử của người khác đối với họ không khéo léo.

Trong nghi thức ngoại giao họ có những đặc điểm nổi bật sau:

– Chào hỏi vồn vã, nhiệt tình.

– Bắt tay thân mật và mời khách vào nhà.

-Khi đến nhà, du khách phải tuân theo những phong tục, tập quán riêng của họ.

d. Du khách châu Mỹ

Châu Mỹ là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. Bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ chiếm 8,3% diện tích bề mặt Trái Đất và 28,4% diện tích đất liền. Dân số ở đây chiếm khoảng 13,5% của thế giới (hơn 900 triệu người). Những luồng di dân đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng. Đặc điểm tâm lý của du khách Nam Mỹ như sau:

– Các nước Nam Mỹ có nền văn hóa đa sắc tộc, nhưng mang nhiều nét nổi trội của nền văn hóa Tây Ban Nha cộng với những bản sắc văn hóa của dân Da đỏ (dân thổ cư) và pha với văn hóa của một số dân di cư đến từ châu Phi và châu Á.

– Họ rất trực tính và thực tế trong sinh hoạt, yêu ghét rất rõ ràng. Nhưng cũng rất nhiệt tình giúp đỡ người khác một khi được yêu cầu.

– Họ thường sử dụng tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha để giao tiếp.

– Tính cách rất sôi nổi, nhiệt tình, ưa tranh luận. Phần lớn người dân Nam Mỹ là những người có tài hùng biện, diễn thuyết hoặc trình bày vấn đề. Họ rất thích tụ họp và tranh luận các vấn đề thời sự, chính trị nóng bỏng.

– Với nền văn hóa đa sắc tộc, người dân Nam Mỹ rất tôn trọng các giá trị truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc khác. Chính vì vậy, các cộng đồng sắc tộc nơi đây còn lưu giữ các bản sắc văn hóa riêng của mình.

– Lễ hội hóa trang của các dân tộc Nam Mỹ: Braxin, Achentina… ( với các điệu nhạc Tăng-gô, Cha Cha Cha, Lambađa …) là những nét văn hóa truyền thống rất độc đáo và là niềm tự hào dân tộc của họ.

Trong giao tiếp người Nam Mỹ có những nét nổi bật sau:

-Rất vồn vã nhiệt tình chào mời khách, bắt tay và ôm hôn khi gặp khách, tặng hoa khi gặp gỡ lần đầu và cùng nhảy các điệu nhảy truyền thống.

– Người Mỹ được biết đến như là những người theo chủ nghĩa cá nhân. Họ rất tích cực và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Người Mỹ được coi là người thẳng thắn. Khi nói chuyện trao đổi về một vấn đề nào đó, họ thích “đi thẳng vào vấn đề’’.

-Các giá trị được đề cao trong nền văn hóa Mỹ: chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tự do. Người Mỹ quan niệm rằng cá nhân càng phát triển, sự tự do cho họ càng nhiều bao nhiêu, thì đóng góp của cá nhân cho xã hội nhiều bấy nhiêu.

– Họ thường bắt tay, ôm hôn thân mật, không thích nói chuyện riêng tư hoặc hỏi về tuổi tác, tiền lương, thu nhập.

e. Du khách châu Đại Dương

Châu lục này nằm ở Nam bán cầu, có điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Điều kiện rất thuận tiện cho việc phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Là vùng có nhiều khoáng sản và tiềm năng năng lượng rất lớn.

Đây là những nước có kinh tế, văn hóa, xã hội khá phát triển, thu nhập người dân khá cao.

Dân cư của các quốc gia này chủ yếu là dân nhập cư từ Anh, Pháp, Mỹ và từ một số nước châu Á như: Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Philipin.

Nền văn hóa của các nước châu Đại Dương, phần lớn là văn hóa đa sắc tộc, với các phong tục tập quán, truyền thống rất độc đáo, vẫn giữ được các bản sắc riêng của các nhánh văn hóa của các sắc tộc khác nhau.

Ngôn ngữ chính được sử dụng trong giao tiếp ở châu lục này là tiếng Anh.

Đặc điểm tâm lý khách quốc tế của những thị trường trọng điểm tại Việt Nam

a. Khách Trung Quốc

-Người Trung Quốc rất cần cù, chịu khó trong công việc, yêu lao động và ý thức dân tộc, ý thức cộng đồng rất cao.

– Họ là những người kín đáo. Trong quan hệ ứng xử luôn trọng tình, nhẹ lý, có ý thức tôn trọng tự nhiên và con người.

– Ở Trung Quốc, một số người rất tin tưởng vào tướng số: thường chọn ngày đẹp theo lịch khi đi du lịch (kiêng ngày 4 và 7); có nhu cầu đến nơi cửa Phật (chùa, miếu, đình) vào những ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

-Họ rất ý thức tôn trọng nề nếp, gia giáo trong cuộc sống gia đình; cầu kỳ, cẩn thận và chu đáo trong ngoại giao.

– Người Trung Quốc thích nghỉ ở các khách sạn 2 – 3 sao, các khu nhà sàn, hoặc lều bạt trong các khu sinh thái. Họ thích đi du lịch gia đình trong thời gian không lâu với dịch vụ trọn gói và được sử dụng các dịch vụ chữa bệnh phương Đông truyền thống như: châm cứu, mat-xa, tắm bùn, tắm nước khoáng.

– Họ thích đi du lịch biển và tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng với các di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Họ thích khám phá tìm hiểu lễ hội và những nét bản sắc văn hóa của các dân tộc, cộng đồng. Đặc biệt rất muốn tìm hiểu nền văn hóa của Trung Quốc trước đây đã ảnh hưởng thế nào tới văn hóa của các nước xung quanh.

– Họ là người tính toán và tiết kiệm trong tiêu dùng du lịch. Khi đi du lịch thích được đi nhiều nơi và được sử dụng nhiều các dịch vụ.

– Họ thích mua đồ lưu niệm mang tính thủ công truyền thống của Việt Nam: tranh sơn mài, tranh chạm gỗ, tranh khảm trai, nón, mũ … để làm quà tặng.

– Họ nổi tiếng thế giới với nghệ thuật ẩm thực giàu có và cách thức chế biến đặc sắc. Vì thế, khi đi du lịch, người Trung Quốc có nhu cầu đối với ẩm thực rất cao. Họ thích ăn cơm (cơm gạo tám, cơm rang thập cẩm hoặc cơm nếp hương) với các món ăn phương Đông truyền thống như: gà tần, vịt quay, các món ăn chế biến từ rùa, ba ba, rắn và các loại gia vị, nước chấm.

Khi ăn họ dùng bát, đũa. Họ thích được phục vụ bằng việc bày thức ăn trên các bàn thấp (30 – 40cm), đặt trên nền nhà và ngồi xếp vòng tròn xung quanh để thưởng thức và dùng rượu nấu từ gạo, ngô… Họ cho rằng với cách ăn như vậy chẳng những bảo tồn được các giá trị truyền thống mà còn tạo ra được sự ấm cúng, thân mật như trong gia đình.


Người Trung Quốc có rất nhiều điều kiêng kị. Một số điều kiêng kị của họ là:

– Trong giao tiếp, kiêng ôm vai hay vỗ lưng, kiêng trỏ tay vào người đối diện. Vì cho rằng như thế là bất lịch sự. Khi rót nước, người hán kiêng để miệng bình trà đối diện với khách. Bởi lẽ quan niệm dễ khiến khách gặp điều chẳng lành.

-Họ cũng kiêng tặng khăn mặt cho nhau. Vì như thế là tỏ ý đoạn tuyệt ( trong tang lễ người ta dùng khăn trắng). Họ kiêng tặng nhau dao kéo vì sợ làm thương và tổn hại đối phương.

– Họ không thích các đề tài về cách mạng văn hoá, sex, chính trị

Họ uống theo thuyết “Âm dương ngũ hành” và có nhiều kiêng kị như:

– Mật ong không ăn cùng hành sống

– Lươn, cá chép không ăn cùng thịt chó

– Cá diếc không ăn cùng rau cải và gan lợn

– Quan niệm về sự vẹn toàn thể hiện trong ăn uống rất rõ. Ví dụ: món cá khi chế biến để nguyên con, gà chặt miếng và xếp đầy đủ các bộ phân lên đĩa. Sẽ là kiêng kị khi món cá hoặc gà dọn lên mà thiếu vây, đuôi, đầu. Vì họ cho rằng đó là điều chẳng lành, sự việc không được “đầu xuôi đuôi lọt”.

– Họ kiêng không xuất hành vào ngày mồng 5 tháng 1 âm lịch. Vì đó là ngày nguyệt kỵ, sẽ không gặp may.

b. Khách Hàn Quốc

-Người Hàn Quốc ham học hỏi, năng động, cần cù, coi trọng đạo đức và yếu tố tinh thần.

– Nếp sống hiện đại của người Hàn Quốc vẫn giữ được những nét truyền thống. Họ rất coi trọng bản sắc văn hóa dân tộc và đề cao giáo dục. Người Hàn Quốc rất chú trọng đến gia tộc của mình. 

– Người Hàn Quốc rất dễ gần và cởi mở. Tuy nhiên, những dịp quan trọng, lễ nghi của họ khá phức tạp.

– Người Hàn Quốc đề cao vị trí của người già. Ví dụ: khi người già vào nhà phải đứng dậy chào. Khi nói chuyện phải bỏ kính râm. Trong khi ăn uống phải chờ người già đụng đũa trước. Khi xếp hàng, lên xe đều phải nhường người già trước…

– Người Hàn Quốc thích du ngoạn, vui chơi và làm việc rất chăm chỉ. Họ thường phân biệt hết sức rõ ràng các vấn đề như công việc, gia đình và giải trí.

– Người Hàn Quốc rất chú trọng đến ngày giờ và thuật phong thủy trong việc xây dựng nhà cửa hoặc làm những việc quan trọng.

-Thanh niên có xu hướng sống hiện đại. Họ thực tế, đơn giản, năng động, thích giao tiếp, dễ hòa mình và thích nghi với hoàn cảnh mới. Thích đi du lịch và tham dự các hoạt động mang tính chất phong trào phù hợp với tuổi trẻ.

– Phụ nữ Hàn Quốc ôn hòa, điềm đạm, lịch sự và giỏi nội trợ. Người Hàn Quốc có quan niệm việc tề gia nội trợ, chăm sóc chồng con là thiên chức của người phụ nữ.

– Người Hàn Quốc rất thích màu trắng. Vì đối với họ, màu trắng biểu trưng cho sự thuần khiết, trong trắng và thủy chung.

Từ khóa:

Mạng xã hội